Thursday, December 18, 2014

Các dạng đề hay gặp trong bài viết TOEFL iBT

Điều quan trọng trong bài viết TOEFL iBT Task 2- Integrated Writing là nhận biết được dạng đề để có thể triển khai bài viết một cách hợp lý và đạt được điểm tốt nhất. Sau đây, mình xin chia sẻ các dạng đề như sau:

1. Agree or disgree/ Tán thành hoặc Không tán thành

VD: "Parents are the best teachers" Do you agree or disagree? Give reasons and examples to explain your answers.

2. Preference/ Ưa thích hơn:

VD: Some people prefer study alone, others prefer study in a group. Which do you prefer?  Give reasons and examples to explain your answers.

 3. If, Imaginary/ Tưởng tượng

VD: If you could visit a country in the world, which country would you like to visit?

4. Description, explanation/ Mô tả, giải thích

VD: What are the characteristics of a good boss/teacher...?

 5. Comparison & Contrast/ So sánh và đối chiếu

VD: Students studying in universities have difference choices of place to live. They may choose to live in the university dorm or they choose to live in an apartment in a community. Compare the advantages of these two choices.

Dạng đề số 5 là một dạng đề ít gặp và đòi hỏi cách sắp xếp bố cục khác so với các dạng đề trên. Sau đây là gợi ý cho bố cục của đề số 5:
- Đoạn 1: Mở bài
- Đoạn 2: Lợi ích & Tác hại của quyết định 1
- Đoạn 3: Lợi ích & Tác hại của quyết định 2
- Đoạn 4: Sự ưa thích của bạn
- Đoạn 5: Kết bài


Hãy nhớ kĩ những dạng đề và luyện tập từng dạng đề một cách thuần thục nhất đề tạo nên một thói quen đối với bất cứ dạng đề nào bạn cũng có thể triển khai một cách nhanh chóng khi đi thi!

Sunday, December 14, 2014

Flashcard học từ vựng cho bài thi TOEFL

Để chuẩn bị thật tốt cho bài thi TOEFL, các bạn chớ quên trau dồi một lượng từ vựng cần thiết. Để giúp bạn có thêm từ mới theo hệ thống, mình xin đưa ra một số flashcard từ mới như sau:



Các bạn hãy tự làm những flashcard dạng này và tích luỹ dần nhé.

Wednesday, December 10, 2014

Các trang tài liệu luyện thi TOEFL iBT

Hôm nay xin giới thiệu với các bạn một số trang tài liệu luyện thi TOEFL iBT nên biết:
1) Trang web TOEFL Go Anywhere (www.TOEFLGoAnywhere.org): Đây là trang web TOEFL chính thức, được thiết kế riêng cho các thí sinh dự thi TOEFL và thường xuyên được cập nhật với các tài nguyên và công cụ luyện thi mới. Tại đây, thí sinh có thể truy cập các câu hỏi mẫu, hướng dẫn luyện thi TOEFL chính thức, tìm kiếm các cơ sở đào tạo chấp nhận kết quả thi TOEFL và tìm hiểu thêm về các yêu cầu đối với kết quả thi.
2) TOEFL iBT Quick Prep (www.ets.org/toefl/quickprep): Thí sinh luôn mong muốn có thêm các câu hỏi thi mẫu từ ETS, địa chỉ này cung cấp các câu hỏi thi đã được sử dụng trong các kỳ thi TOEFL trước đây để giúp sinh viên ôn luyện cho kỳ thi.
3) Các video “Inside the TOEFL Test” (www.ets.org/toefl/video_library/): Chuỗi video gồm 5 phần nhằm cung cấp thông tin chi tiết về các phần thi Viết và Nói của kỳ thi TOEFL để thí sinh làm quen với cách thức đánh giá.
4) TOEFL Test Prep Planner (www.ets.org/toefl/planner): Kế hoạch ôn thi TOEFL 8 tuần để giúp thí sinh làm quen với cấu trúc của kỳ thi TOEFL và nắm được thông tin về các tài nguyên sẵn có.
5) Chương trình TOEFL Journey (http://www.toeflgoanywhere.org/user/toefl-journey): Chương trình tạo ra một trải nghiệm mang tính cá nhân phù hợp với những quan tâm khi học tập ở nước ngoài mà học viên đã phản ảnh và giai đoạn nhất định của quá trình thi. Chương trình này còn giúp kết nối với nhiều tài nguyên khác nhau, bao gồm những hướng dẫn hữu ích về cách sống ở nước ngoài, thông tin hướng dẫn xin visa du học và các cơ hội xin học bổng cũng như là những nội dung email hữu ích và kịp thời được cá nhân hoá phù hợp với chuyến đi của học viên.
6) Điểm số Lexile từ MetaMetrics (http://lexile.com/toefl): Căn cứ vào mức độ kết quả phần kỹ năng Đọc TOEFL của thí sinh, một điểm số Lexile có thể giúp thí sinh lựa chọn các tài liệu luyện đọc theo chủ đề phù hợp với độ khó cần thiết để phát triển kỹ năng đọc của thí sinh.
 7) Video “Chào mừng bạn đến với trang web của kỳ thi TOEFL iBT”  (www.toeflgoanywhere.org/content/what-expect-test-day): Xem đoạn video dài 6 phút này để làm quen với các thủ tục đăng ký, kiểm tra thí sinh vào phòng thi và quá trình thi TOEFL.
8) Kênh TOEFL TV trên YouTube (www.youtube.com/TOEFLtv): Cung cấp các đoạn video dễ dàng truy cập, có nội dung chia sẻ về những kinh nghiệm thực hành tối ưu và những chỉ dẫn ôn luyện cho kỳ thi TOEFL từ các giáo viên tiếng Anh, các học viên đã từng tham gia thi TOEFL và đại diện của các tổ chức đào tạo chấp nhận kết quả thi TOEFFL được cung cấp để hỗ trợ học viên.

9) Các tài nguyên TOEFL iBT: Video giới thiệu tổng quan dành cho học viên (http://www.ets.org/s/toefl/flash/17494/TOEFL_Resources_Web_Video.htm) : Đây là một đoạn video hoàn chỉnh giới thiệu khái quát về những tài nguyên mà ETS đã phát triển để hỗ trợ thí sinh 
tham gia thi TOEFL thành công trong ngày thi.

Thursday, December 4, 2014

Kinh nghiệm đoán nghĩa từ mới trong bài thi TOEFL iBT

Trong những phần thi đọc của các kì thi như TOEFL, IELTS, TOEIC,SAT, SSAT… ta thường xuyên bắt gặp những từ hoặc cụm từ mới cần phải được giải nghĩa. Thay vì ngay lập tức đi tra từ điểm, bạn nên rèn luyện kĩ năng đoán nghĩa (word guessing) trước để có thể áp dụng nó trong khi làm bài thi của mình và đồng thời nó cũng sẽ tiết kiệm được thời gian bạn học từ mới hơn.
Sau đây là một số cách để bạn có thể đoán được nghĩa từ mới trong tiếng anh:

1.       Dựa vào từ loại:

Xem xét mối quan hệ từ mới với các từ xung quanh, nhằm xác định từ loại của từ mới đó là danh từ, động từ hay tính từ
VD: Before I could answer her eyes fastened with an awed expression on her little finger
Dựa vào kiến thức ngữ pháp cơ bản, bạn có thể dễ dàng xác định “awed” là tính từ.

2.       Dựa vào cấu trúc câu:

Cần chú ý những câu có sử dụng dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, gạch ngang và đôi khi cả dấu phẩy.
Thông tin nằm sau những dấu câu này thường dùng để bổ trợ cho từ đứng trước đó
VD: He found the house, a weather beaten cardboard bungalow at eighty a month.
Trong ví dụ trên, từ bungalow nằm ở phần bổ nghĩa cho từ house, nên bạn có thể đoán được đây là một loại nhờ ở.

3.       Dựa vào sự tương đồng:

Nếu trong câu có những từ như similarity, as well as, both, likewise… bạn có thể đoán nghĩa của từ mới dựa vào sự tương đồng.
VD: Taking out the garbage was an onerous task; likewise, washing dishes can be a hard job.
Từ onerous trong câu trên mang nghĩa gần giống với hard, do hành động liên quan đến 2 từ này được so sánh với nhau.

4.       Dựa vào sự tương phản:

Ngược lại, nếu trong câu có những từ như: however, yet, on the other hand, instead of, but, while, although,… bạn có thể dựa vào sự tương phản để đoán nghĩa từ mới.
VD: At first the labor union leaders and the factory owners argued about pay schedules and benefits; however, they finally came to a compromise.
Trong câu trên, cụm từ compromise có nghĩa là sự thỏa hiệp, do ở vế trước từ argued mang nghĩa tranh luận.

5.       Dựa vào ngữ cảnh:

Đây là cách hiệu quả nhất, bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể gặp được các loại dấu câu hoặc “chỉ dẫn đặc biệt như các trường hơn trên, bạn buộc phải suy luận dưa trên ngữ cảnh của câu để đoán được nghĩa của từ mới.
VD: The fair we organized to raise funds was a fiasco – it rained all day.

Khi đọc câu trên, bạn biết được rằng có mưa vào ngày diễn ra hội chợ. Từ đó, bạn suy ra được rằng fiasco ám chỉ sự thất bại.

Wednesday, November 26, 2014

Các tips cho bài SPEAKING TOEFL iBT

Trong bài thi TOEFL, Speaking thường là phần mà học sinh sinh viên Việt Nam gặp khó khăn trong việc đạt điểm cao vì sự đòi hỏi về khả năng phản xạ trong thời gian ngắn và sự vận dụng nhiều kĩ năng cùng lúc. Trung tâm Oxford English UK Vietnam khuyên  bạn nên áp dụng các phương pháp sau một cách bài bản và thường xuyên thì khi đi thi thật các bạn sẽ thấy dễ dàng  hơn rất nhiều.

1.Đối với 2 câu hỏi đầu (independent speaking tasks),

Câu hỏi sẽ xoay quanh những chủ đề rất quen thuộc dưới nhiều dạng. Bạn có 15 giây để chuẩn bị và 45 giây để trả lời.
- Lên danh sách những chủ đề thường gặp, sau đó luyện tập thường xuyên bằng cách trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới khi nào bạn có được phản xạ nói tiếng Anh tự tin và trôi chảy nhất. Practice makes perfect!
Hãy bấm giờ đúng thời lượng chuẩn bị và trả lời cho mỗi chủ đề để thích nghi quen với áp lực bài thi. Bạn không cần nói nhanh, nhưng hãy chú ý phát âm tiếng Anh thật chuẩn, nhấn trọng âm rõ ràng, diễn đạt tự tin và lưu loát.
- Bạn không cần phải nghĩ quá nhiều ý cùng một lúc. Hãy thật nhanh nghĩ ra 2 ý chính và thêm nội dung để hỗ trợ ý chính của bạn trở nên thuyết phục.
- Khi trả lời, bạn nên mô tả thật kỹ những hình ảnh, địa điểm và sự kiện quen thuộc. Việc tự liên hệ tới kinh nghiệm bản thân sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian sắp xếp tình tiết câu chuyện, cách diễn đạt vì thế cũng sẽ tự nhiên giống như khi bạn luyện giao tiếp tiếng Anh với thầy cô, bạn bè trước đó

2.  4 câu hỏi còn lại (integrated tasks)

Đây là câu hỏi đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tổng hợp. Bạn sẽ nghe hoặc đọc một đoạn văn; sau đó trả lời câu hỏi về bài vừa nghe/đọc. Bạn có 30 giây chuẩn bị cho mỗi task và trả lời trong 60 giây tiếp theo bằng cách tóm tắt, tổng hợp lại các thông tin đã được đọc và nghe.
-Tìm đọc những cuốn sách tiếng Anh có bài đọc và câu hỏi cuối mỗi chương, sau đó tập trả lời những câu hỏi đó thật trôi chảy. Bạn có thể ghi âm phần nói của mình và nghe lại, tự sửa lỗi phát âm tiếng Anh, sau đó nói lại tới khi thành thạo.
-Đọc những bài viết tiếng Anh ngắn (khoảng 100-120 từ). Tóm tắt thật nhanh nội dung bài viết ra giấy bằng một bài gạch đầu dòng; sau đó dùng những ý tóm tắt đó để diễn đạt lại nội dung bài đọc.
- Luyện tập kĩ năng note-taking. Note-taking là kỹ năng tối quan trọng trong phần nghe nói tổng hợp. Dù bài đọc và bài nghe thường ngắn, nhưng take note các ý chính lại sẽ giúp bạn xây dựng bài trả lời nhiều thông tin và có sự vận dụng các kĩ năng.

 3. Chú ý:

 Trong bài nói, bạn cần thể hiện những ý chính sau:
- Tóm tắt những nội dung chính trong bài đọc/nghe; lưu ý diễn giải bằng những câu trúc ngữ pháp và từ vựng khác nhau.
- Tổng hợp, liên hệ nội dung giữa bài đọc và bài nghe, giải thích mối tương quan giữa các nội dung đó.
-Cần chú ý tới thái độ của người nói (trong bài nghe) và tác giả (trong bài viết) qua ngữ điệu, cách nhấn mạnh và cách lựa chọn từ ngữ. Điều này giúp bạn hiểu rõ quan điểm của họ, từ đó có cách trả lời thích hợp.
-Chú ý luyện phát âm tiếng Anh chuẩn. Cần quan tâm tới cách nhấn trọng âm và ngắt nghỉ khi nói. 

-Bạn cần dẫn dắt bài nói của mình cho mạch lạc bằng những cụm từ nối, chẳng hạn như for example, on the one hand, what that means is, the first reason is, another difference is….

Thursday, November 13, 2014

Bài viết mẫu Independent Task trong Toefl Writing

Tiếp tục bài học về Independent Task trong TOEFL writing, mình xin cung cấp một số bải viết mẫu:

Chủ đề: Some students prefer to study alone. Others prefer to study with a group of students. Which do you prefer? Use specific reasons and examples to support your answer.
Mẫu 1:
Mẫu 2:

Thursday, November 6, 2014

Speaking in TOEFL iBT- Gợi ý cho bạn

Chia sẻ với các bạn một số cách để tăng phản xạ và luyện tập nói tiếng anh trôi chảy, từ đó có thể giành điểm cao trong bài thi nói TOEFL:
- Cách tốt nhất: giao tiếp với người bản ngữ thường xuyên (cách này ko phải ai cũng có thể dùng được vì Việt Nam không phải môi trường nói tiếng Anh). Nhưng bạn cũng đừng lo, bạn có thể đến các trung tâm tiếng Anh có giáo viên bản ngữ, có thể xin làm trợ giảng, hoặc đơn giản là cố gắng vào các tổ chức quốc tế.
- Tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh có cùng sở thích như về phim ảnh, du lịch, nghệ thuật..
- Tự tổ chức một câu lạc bộ của riêng mình, kêu gọi bạn bè và đặc biệt là người nước ngoài tham gia.
- Thường xuyên tự thực hành nói tiếng anh: có thể tự hỏi và trả lời, nhờ người thân bạn bè đặt các câu hỏi về tình huống xã hội, văn hoá, học thuật... để có thể chủ động trong mọi tình huống trong bài thi toefl.

1. Đối với bài Independent Speaking:

Hãy chú ý những điểm sau:
- Nói chuyện rõ ràng và chậm rãi, chú ý phát âm chuẩn, ngữ điệu hợp lý
- Không lặp lại bất kỳ câu nào hai lần
- Không có nhiều tạm dừng, tiếp tục ngay nhanh nhất có thể
- Hãy tưởng tượng mình đang nói chuyện với bạn bè. Nói chuyện một cách tự nhiên và không có sự phản ứng. Đừng lo lắng về những sai lầm. Đừng nghĩ về những gì bạn vừa nói, Hãy giữ nhịp điệu nói, kể cả bạn nói chuyện phiếm, bạn có thể tạm dừng hoặc có 1,2 lỗi sai. Hãy chú ý nói thật tự nhiên, tự tin và đặc biệt là trôi chảy
- Bạn hãy nhớ chìa khoá là cách bạn nói còn nội dung trả lời không quan trọng bằng .
- Không dừng dài (2 giây hoặc hơn) nhiều hơn một lần cho mỗi câu hỏi hay " Umm , ahhh " . Không quá nhanh hoặc quá ngắn
- Việc dùng các từ như " uhms " & " aaahs " có thể chấp nhận được để giúp bạn có thời gian suy nghĩ về những gì nên nói tiếp theo nhưng bạn phải nói liên tục, không tạo khoảng trống cho người nghe.

2. Đối với bài Integrated Speaking:

Ở phần này, bạn phải trang bị cho mình những kiến thức từ các nguồn khác nhau:
- Các chương trình truyền hình : CNN , Tin tức với Katie Couric và how's it made ( kênh discovery) và tóm tắt (bằng miệng ) sau khi xem
- Đọc bài viết ngắn ( 100-200 từ) và phác thảo các điểm chính, tóm tắt bằng miệng
- Tìm nghe và đọc tài liệu trên cùng một chủ đề tương tự  / quan điểm khác nhau ( từ Internet / thư viện ) . Hãy take note hoặc creat outlines và nhớ tóm tắt bằng miêng, chỉ ra những điểm liên quan tới nhau. Đưa ra đươc câu nhận đinh về ý tưởng và thông tin bạn đã nghe, đọc
- Thực hiện theo hướng dẫn ETS, trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
- Phần này là họ đang thử nghiệm nói khả năng nghe, đọc vì vậy hãy phản ảnh đúng những gì mình đã được đọc và nghe
- Ghi chú lại điểm chính và viết lại.